Quan hệ hữu nghị truyền thống Việt Nam-Ấn Độ đã có từ lâu đời, khởi nguồn từ những mối liên hệ và giao lưu lịch sử sâu xa về văn hóa-tôn giáo-thương mại. Trong thời kỳ hiện đại, mối quan hệ giữa hai dân tộc đã được hai vị lãnh đạo tiền bối kiệt xuất của hai nước là Chủ tịch Hồ Chí Minh và Thủ tướng J. Nehru tạo dựng nền móng, các thế hệ lãnh đạo kế tiếp và nhân dân hai nước dày công vun đắp. Hai nước hết lòng ủng hộ và giúp đỡ nhau trong công cuộc kháng chiến giành độc lập trước đây cũng như trong sự nghiệp tái thiết đất nước, đổi mới và phát triển kinh tế-xã hội ngày nay. Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng nói về mối quan hệ Việt Nam-Ấn Độ nhân chuyến thăm Ấn Độ của Người vào năm 1980 là “một mối quan hệ trong sáng như bầu trời không một gợn mây”. Câu nói này vẫn giữ nguyên giá trị cho đến ngày hôm nay.
Ngày 12/1/2015, tại Thủ đô Honiara, Đại sứ Việt Nam Lương Thanh Nghị đã trình quốc thư lên Toàn quyền Solomon, Ngài Frank Utu Ofagioro Kabui. Nhân dịp này, Đại sứ Lương Thanh Nghị đã đến chào xã giao Thủ tướng Solomon Ngài Manasseh Sogavare, Chủ tịch Quốc hội Ngài Ajilion J Nasiu, gặp các Bộ trưởng phụ trách Bộ Ngoại giao và Ngoại thương, Bộ trưởng Thương mại, Công nghiệp, Lao động và Nhập cư; Bộ trưởng Giáo dục và Nguồn nhân lực, Bộ trưởng Nông nghiệp và Bộ trưởng Kế hoạch và Hợp tác viện trợ. Cùng đi với Đại sứ và phu nhân có Tham tán Đại sứ quán và Trưởng cơ quan Thương vụ Việt Nam tại Úc kiêm nhiệm Solomon, Vanuatu, Masan và Micronesia.
Quan hệ kinh tế - thương mại giữa Việt Nam và Ấn Độ đã có từ rất lâu và hiện nay đang phát triển hết sức tốt đẹp. Kim ngạch trao đổi thương mại hai chiều tăng trưởng mạnh và bền vững trong những năm vừa qua, đặc biệt là kể từ sau khi Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN - Ấn Độ (AITIG) được ký kết vào năm 2009.
Quan hệ kinh tế - thương mại giữa Việt Nam và Ấn Độ đã có từ rất lâu và hiện nay đang phát triển hết sức tốt đẹp. Kim ngạch trao đổi thương mại hai chiều tăng trưởng mạnh và bền vững trong những năm vừa qua, đặc biệt là kể từ sau khi Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN - Ấn Độ (AITIG) được ký kết vào năm 2009.
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, kim ngạch trao đổi thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Pakistan 11 tháng đầu năm 2014 đạt 379,1 triệu USD, tăng 27,4%, trong đó xuất khẩu đạt 249,5 triệu USD, tăng 50,1% và nhập khẩu đạt 129,6 triệu USD, giảm nhẹ so với cùng kỳ năm trước.
Sự ủng hộ ngoài dự kiến từ Hàn Quốc và Trung Quốc đã cho phép Ấn Độ chỉ phải đề xuất giảm trừ thuế đối với khoảng 40% các dòng sản phẩm từ 15 quốc gia trong Hiệp ước đối tác kinh tế toàn diện (RCEP). RCEP bao gồm 10 nước ASEAN (Brunei, Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Thái Lan, và Việt Nam), và 06 đối tác mà họ có hiệp định thương mại tự do (FTA), bao gồm Australia, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc và New Zealand. Mặc dầu vậy, Nhật Bản, Australia và New Zealand tiếp tục mong muốn một đề xuất lớn hơn từ Ấn Độ tại vòng đàm phán thứ sáu của RCEP tổ chức tại New Delhi đầu tháng 12/2014 vừa qua.
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, kim ngạch trao đổi thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Pakistan năm 2014 đạt 427,4 triệu USD, tăng 29,3% so với năm 2013, trong đó xuất khẩu đạt 282,6 triệu USD, tăng 51,1% và nhập khẩu đạt 144,8 triệu USD, giảm nhẹ so với năm trước.