Trong năm 2014, có tổng cộng 115 quốc gia trên thế giới nhập khẩu mặt hàng dệt may; trong đó chiếm tỷ trọng cao nhất dẫn đầu là Mỹ, Đức, Nhật kế đến là Pháp và Anh...
* Để biết rõ thông tin chi tiết ,vui lòng xem file đính kèm:
Danh sach cac quoc gia nhap khau det may HS61 tren the gioi 2014.xls
Trong năm 2013, có tổng cộng 226 quốc gia trên thế giới nhập khẩu mặt hàng dệt may; trong đó chiếm tỷ trọng cao nhất dẫn đầu là Mỹ, Đức Pháp kế đến là Anh và Ý...
* Để biết rõ thông tin chi tiết ,vui lòng xem file đính kèm:
Danh sach cac quoc gia nhap khau det may HS61 tren the gioi 2013.xls
1. Tổng quan
Ngành dệt may Việt Nam trong nhiều năm qua luôn là một trong những ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Với sự phát triển của công nghệ kĩ thuật, đội ngũ lao động có tay nghề ngày càng chiếm tỉ lệ lớn và sự ưu đãi từ các chính sách nhà nước, ngành dệt may đã thu được nhiều kết quả đáng khích lệ, vừa tạo ra giá trị hàng hòa, vừa đảm bảo nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu
2. Điểm mạnh
Ngành dệt may Việt Nam có thể tận dụng một số điểm mạnh.
Trước hết, trang thiết bị của ngành may mặc đã được đổi mới và hiện đại hoá đến 90%. Các sản phẩm đã có chất lượng ngày một tốt hơn, và được nhiều thị trường khó tính như Hoa Kỳ, EU, và Nhật Bản chấp nhận.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp dệt may đã xây dựng được mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhiều nhà nhập khẩu, nhiều tập đoàn tiêu thụ lớn trên thế giới. Bản thân các doanh nghiệp Việt Nam cũng được bạn hàng đánh giá là có lợi thế về chi phí lao động, kỹ năng và tay nghề may tốt.
Cuối cùng, Việt Nam được đánh giá cao nhờ ổn định chính trị và an toàn về xã hội, có sức hấp dẫn đối với các thương nhân và các nhà đầu tư nước ngoài. Bản thân việc Việt Nam tích cực tham gia hội nhập kinh tế khu vực và thế giới cũng mở rộng tiếp cận thị trường cho hàng xuất khẩu nói chung và hàng dệt may xuất khẩu nói riêng. Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam vẫn thể hiện được xu hướng tăng trong giai đoạn 2000-2007, mặc dù có giảm mạnh trong năm 2008.