Smartex

vietnam-bac-phi

Trong những năm qua, quan hệ thương mại giữa Việt Nam và các nước Bắc Phi đã có những tiến triển tích cực. Hai bên đã tăng cường trao đổi các đoàn cấp Nhà nước, Chính phủ, doanh nghiệp; ký kết những thỏa thuận hợp tác kinh tế, thương mại quan trọng; tổ chức nhiều cuộc hội thảo, diễn đàn doanh nghiệp.

thuy san trung dong

Những năm gần đây, Ả-rập Xê-út luôn là thị trường nhập khẩu mặt hàng thủy sản lớn nhất của Việt Nam tại khu vực Trung Đông. Theo số liệu mới công bố của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng thủy sản của nước ta sang Ả-rập Xê-út năm 2014 đạt 66,3 triệu USD (tăng 25,6% so với năm 2013). Ngoài Ả-rập Xê-út, một số thị trường tại Trung Đông cũng nhập khẩu thủy sản từ Việt Nam với kim ngạch khá như Các Tiểu vương quốc Ả-rập thống nhất đạt 60,1 triệu USD (tăng 28,4%), I-xra-en 42,9 triệu USD (tăng 1,4%), Cô-oét 12,6 triệu USD (tăng 34%), I-rắc 7,3 triệu USD (tăng 14%), Thổ Nhĩ Kỳ 7,0 triệu USD (tăng 42,8%)…

kinh te Tổng quan tình hình trao đổi thương mại Việt Nam – I-xra-en Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, năm 2014 là năm đầu tiên kim ngạch trao đổi thương mại hai chiều giữa Việt Nam và I-xra-en vượt mốc 1,0 tỉ USD. Như vậyTheo đó, trao đổi thương mại giữa hai nước đã tăng trên 5 lần trong giai đoạn 5 năm kể từ năm 2009. Đáng chú ý là, giai đoạn trước năm 2012, Việt Nam luôn ở thế phải nhập siêu trọng quan hệcán cân thương mại với I-xra-en. Đến năm 2013, Việt Nam đã thực hiện xuấát siêu sang thị trường này với trị giá kim ngạch xuất siêugiá trị đạt gần 200 triệu USD. Tuy nhiên, năm 2014, Việt Nam đãxu thế nhập siêu từ I-xra-en có thế quay trở lại nếu nhìn vàodo cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu của hai bên. Trong khi Việt Nam chủ yếu xuất khẩu một số mặt hàng nông nghiệp sơ chế có giá trị gia tăng thấp (trừ điện thoại và linh kiện) thì I-xra-en lại có ngành công nghiệp chế tạo tập trung vào xuất khẩu các mặt hàng có mức tập trung côngg nghệ cao, giá trị gia tăng lớn tạo giá trị gia tăng cao như máy tính và linh kiện máy tính (bo mạch điện tử, thẻ nhớ…), phân bón, máy móc, thiết bị, thuốc trừ sâu, ..

chau phi

Angola sẽ hạn chế nhập khẩu xi măng cho thị trường xây dựng của mình do khả năng sản xuất trong nước của ngành này đã được ghi nhận ở mức cao.


Thông tin trên được ông Waldemar Pires Alexandre, Bộ trưởng Xây dựng Angola đưa ra sau cuộc họp của Ủy ban Kinh tế của Hội đồng Chính phủ ngày 15 tháng 12 vừa qua.

Ông Alexandre cho biết đã có một sự đầu tư đáng kể vào lĩnh vực xi măng, kết quả là năng lực sản xuất trong nước đạt khoảng 08 triệu tấn/năm so với nhu cầu địa phương vào khoảng 6,6 triệu tấn/năm.

Bộ trưởng cũng nhấn mạnh sẽ ban hành quy định không nhập khẩu xi măng kể từ năm 2015, ngoại trừ ở các tỉnh biên giới như Cabinda, Cunene và Cuando Cubango. Theo đó, mỗi tỉnh kể trên sẽ có một hạn ngạch nhập khẩu hàng năm là 150 nghìn tấn.

Kể từ sau khi Hiệp định thương mại giữa Việt Nam và Angola được ký lại năm 2008, trao đổi thương mại giữa hai nước đã có sự phát triển tích cực. Năm 2013, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này đạt trên 127 triệu đô-la Mỹ, tăng khoảng 10,3% so với năm 2012 chủ yếu là các mặt hàng gạo (48,2 triệu USD), sản phẩm dệt may (17 triệu USD), phân NPK (13,6 triệu USD), clanke (8 triệu USD). Xuất khẩu xi măng sang Angola chỉ đạt 1,4 triệu USD... Trong 9 tháng đầu năm 2014, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Angola giảm mạnh do giảm xuất khẩu gạo. Tổng giá trị xuất khẩu chỉ đạt 61,6 triệu USD, trong đó sản phẩm dệt may chiếm 9 triệu USD, clanhke 7 triệu USD, gạo 5,6 triệu USD… Xi măng không còn xuất hiện trong danh mục thống kê các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này.

 

Theo Vụ Thị trường Châu Phi Tây Nam Á

 

chau-phi

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, trong năm 2014, 6 thị trường có mức tăng trưởng xuất khẩu là Nam Phi, Ai Cập, An-giê-ri, Ma-rốc, Ni-giê-ri-a, Xê-nê-gan và Tanzania trong khi 3 thị trường có kim ngạch xuất khẩu giảm mạnh là Bờ Biển Ngà, Ăng-gô-la và Mô-dăm-bích.

Bạn đang ở: Home Thông tin thị trường Kết nối toàn cầu Trung Đông và Bắc Phi