Triển lãm Quốc tế Công nghiệp Thực phẩm Việt Nam 2016 (Vietnam Foodexpo 2016) sẽ diễn ra từ ngày 16-19/11/2016 tại TP.HCM. Đây là sự kiện giao thương quy mô lớn được tổ chức hàng năm nhằm quảng bá thương hiệu, giới thiệu các sản phẩm, công nghệ, dịch vụ... thế mạnh trong lĩnh vực công nghiệp thực phẩm của Việt Nam cùng một số quốc gia khách mời.
Do ngành nông nghiệp không phát triển trong khu vực Hội đồng hợp tác vùng Vịnh (GCC), thực phẩm nhập khẩu đóng vai trò hết sức quan trọng, đóng góp tới 70% nhu cầu về thực phẩm. Nhờ sự tự do hóa thương mại rộng rãi, một tỷ lệ lớn các sản phẩm nhập khẩu (xấp xỉ 50%) sau đó tiếp tục được tái xuất sang các nước GCC, bao gồm các nước thuộc Liên bang Xô viết cũ, tiểu lục địa Ấn Độ và Đông Phi.
Để biết thêm thông tin về nghiên cứu thị trường, các dự báo, xúc tiến xuất khẩu…, hãy ghé thăm các Website sau đây:
- Các công cụ để phát triển thị trường: http://www.smetoolkit.org
- Bản đồ thông tin thương mại: http://www.trademap.org
- Trung tâm hỗ trợ và xúc tiến xuất khẩu cho các nước đang phát triển: https://www.cbi.eu/
Đà Nẵng, ngày 12 tháng 8 năm 2016
Những năm gần đây, xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Trung Đông - Châu Phi luôn giữ đà tăng trưởng ổn định nhưng các doanh nghiệp của Việt Nam chưa khai thác được tối đa tiềm năng hợp tác kinh doanh với khối thị trường này. Đồng thời, hàng Việt Nam còn yếu thế cạnh tranh hơn so với các mặt hàng cùng chủng loại của các nhà xuất khẩu từ Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Indonesia, Malaysia...
Đây là nhận xét chung của các đại biểu tại Hội thảo "Xúc tiến thương mại sang thị trường Trung Đông - Châu Phi", do Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) tổ chức sáng 18/8/2016 tại Hà Nội.
Theo Cơ quan Thống kê Canada (Statistic Canada), tổng kim ngạch thương mại hai chiều giữa Canada và Việt Nam trong 9 tháng đầu năm 2015 đạt gần 2,815 tỷ USD, tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước. Việt Nam tiếp tục xuất siêu sang Canada.
Hội thảo “Kế hoạch xúc tiến thương mại cho ngành chè Việt Nam”- cơ hội và thách thức cho ngành chè
Written by editor
Sáng ngày 7 tháng 1 năm 2016 tại Cục Xúc tiến thương mại, 20 Lý Thường Kiệt, Hà Nội, Ban Quản lý Chương trình “Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam (DNNVV) thông qua hệ thống xúc tiến thương mại địa phương” đã tổ chức hội thảo” Kế hoạch xúc tiến thương mại cho ngành chè Việt Nam”.
Sơ bộ tình hình xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong nửa đầu tháng 7/2016 (từ ngày 01/7 đến ngày 15/7/2016)
Written by editor
Theo số liệu thống kê sơ bộ mới nhất của Tổng cục Hải quan cho thấy tổng kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong kỳ 1 tháng 7/2016 (từ 01/7 đến 15/7/2016) đạt hơn 14,51 tỷ USD giảm 4% (tương ứng giảm 605 triệu USD) so với kỳ 2 tháng 6/2016.
Báo cáo vừa được công bố ngày 26/1 của Liên hợp quốc (LHQ) dự báo kinh tế châu Phi có thể đạt nhịp độ tăng trưởng 4,4% trong năm 2016, tăng so với mức tăng 3,7% của năm 2015.
Quan hệ hợp tác Việt Nam - Ấn Độ
Written by SMARTEX
Quan hệ hữu nghị truyền thống Việt Nam-Ấn Độ đã có từ lâu đời, khởi nguồn từ những mối liên hệ và giao lưu lịch sử sâu xa về văn hóa-tôn giáo-thương mại. Trong thời kỳ hiện đại, mối quan hệ giữa hai dân tộc đã được hai vị lãnh đạo tiền bối kiệt xuất của hai nước là Chủ tịch Hồ Chí Minh và Thủ tướng J. Nehru tạo dựng nền móng, các thế hệ lãnh đạo kế tiếp và nhân dân hai nước dày công vun đắp. Hai nước hết lòng ủng hộ và giúp đỡ nhau trong công cuộc kháng chiến giành độc lập trước đây cũng như trong sự nghiệp tái thiết đất nước, đổi mới và phát triển kinh tế-xã hội ngày nay. Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng nói về mối quan hệ Việt Nam-Ấn Độ nhân chuyến thăm Ấn Độ của Người vào năm 1980 là “một mối quan hệ trong sáng như bầu trời không một gợn mây”. Câu nói này vẫn giữ nguyên giá trị cho đến ngày hôm nay.