Smartex

Thị trường thực phẩm đồ uống các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất (UAE)

Thuc_pham_do_uong_UAE

Do ngành nông nghiệp không phát triển trong khu vực Hội đồng hợp tác vùng Vịnh (GCC), thực phẩm nhập khẩu đóng vai trò hết sức quan trọng, đóng góp tới 70% nhu cầu về thực phẩm. Nhờ sự tự do hóa thương mại rộng rãi, một tỷ lệ lớn các sản phẩm nhập khẩu (xấp xỉ 50%) sau đó tiếp tục được tái xuất sang các nước GCC, bao gồm các nước thuộc Liên bang Xô viết cũ, tiểu lục địa Ấn Độ và Đông Phi.

 

 

Năm 2014, các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất (UAE) tiêu dùng tới 9,59 tỷ USD cho các mặt hàng thực phẩm. Theo số liệu cập nhật về ngành hàng thực phẩm của Alpen Capital, do tốc độ tăng trưởng dân số cao và số lượng khách du lịch nước ngoài vào nhiều cũng như thu nhập bình quân đầu người cao, tiêu dùng thực phẩm ở khu vực này có thể đạt mức 49,1 triệu tấn vào năm 2017. Con số này cho thấy tốc độ tăng trưởng hàng năm là 301% kể từ năm 2012 đến năm 2017.

 Thu nhập của người tiêu dùng tăng lên, đồng thời UAE phụ thuộc nhiều hơn vào các sản phẩm nhập khẩu sẽ đem lại cơ hội lớn cho các nhà xuất khẩu thực phẩm đồ uống của Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực thực phẩm chế biến có giá trị cao. Các sản phẩm thực phẩm chế biến chiếm tới hơn 50% lượng thực phẩm được tiêu dùng tại khu vực này (theo số liệu thống kê của Business Monitor International). Ngoài ra, tiêu dùng thực phẩm tăng lên vừa là thách thức cho chính phủ các nước thuộc GCC nhưng cũng là cơ hội cho các công ty tư nhân mở rộng quy mô hoạt động trên thị trường này.

 Cơ hội thị trường

Các nhà xuất khẩu thực phẩm đồ uống Việt Nam có thể tìm thấy rất nhiều cơ hội kinh doanh trên thị trường UAE. Tuy nhiên, bên cạnh đó, thị trường cũng có tính cạnh tranh cao do các chính sách mở cửa thương mại của UAE.

 UAE và Ả rập Saudi đã trở thành những trung tâm tái xuất khẩu lớn của khu vực do vị trí địa lý mang tính chiến lược của họ. Những nước này đã trở thành mắt xích quan trọng trong chuỗi thực phẩm của khu vực, được hỗ trợ bởi cơ sở hạ tầng phát triển, vị trí địa lý thuận lợi và các tuyến giao thông (đường hàng không, đường biển và đường bộ) phát triển ở mức cao.

  Lượng khách du lịch nước ngoài tăng lên nhanh chóng và ảnh hưởng ngày càng lớn đã thúc đẩy tăng nhu cầu đối với các sản phẩm thực phẩm chất lượng cao, hữu cơ và đặc sản. Việc mở các đại siêu thị và các siêu cửa hàng giúp khôi phục lĩnh vực bán lẻ, đem lại đa dạng chủng loại thực phẩm với nhiều lựa chọn hương vị khác nhau cho nhóm người nước ngoài định cư tại đây. Trong những năm gần đây, có sự thay đổi về thói quen tiêu dùng thực phẩm, chuyển từ tiêu dùng các thực phẩm truyền thống sang các loại thực phẩm tiện dụng theo phong cách phương Tây. Mặc dù trên thị trường đã xuất hiện các công ty chế biến thực phẩm, nhưng vẫn có khoảng cách đáng kể về năng lực chế biến và đóng gói thực phẩm.

  Một số lĩnh vực thực phẩm chính có thể đem lại nhiều cơ hội bao gồm:

 - Thức ăn nhanh: các loại thực phẩm ăn sẵn, thực phẩm tươi, bánh mỳ và các sản phẩm từ sữa

 - Thực phẩm chế biến: các sản phẩm tươi chế biến sẵn, rau cắt sẵn, thịt ướp sẵn, các loại thực phẩm đông lạnh và sơ chế/ đóng hộp hoặc đã chế biến

 - Thực phẩm tốt cho sức khỏe

 - Thực phẩm hữu cơ

 - Nước giải khát và đồ uống có hương vị

 Môi trường cạnh tranh

 Các nhà cung cấp thực phẩm từ khắp nơi trên thế giới cạnh tranh mạnh mẽ để giành thị phần trên thị trường này. Một số yếu tố cạnh tranh bao gồm: chi phí vận tải (quãng đường vận chuyển xa hay gần), chất lượng, giá cả của hàng hóa… Hầu hết các sản phẩm được cung cấp trong nước từ các đại lý độc quyền và các chuỗi siêu thị lớn, nhập khẩu một số sản sản phẩm trực tiếp từ các nhà cung cấp nước ngoài.

 Các công ty của Hoa Kỳ thống lĩnh thị trường đồ ăn chất lượng cao và các công ty của Châu Âu, với giấy phép từ các nhà sản xuất Châu Mỹ, thống lĩnh thị trường ngũ cốc. Australia là một trong những nước cung cấp chính thịt bò và thịt cừu. Pháp, Australia, Anh và Hà Lan thống lĩnh thị trường phô mai.

 Các quy định thuế quan và nhập khẩu

 UAE và các nước thành viên khác của GCC (như Bahrain, Kuwait, Oman, Qatar và Ả rập Xê út) đang nỗ lực để thống nhất các luật liên quan tới dán nhãn, vòng đời sản phẩm và an toàn thực phẩm cho cả khu vực. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại những khác biệt về quy định do các nước thành viên chưa đạt được thỏa thuận chung, do đó, mỗi nước sẽ có những quy định riêng biệt.

 UAE quy định các sản phẩm thực phẩm và đồ uống nhập khẩu vào nước này phải chịu mức thuế nhập khẩu 5% (trừ các sản phẩm đồ uống có cồn). Một số sản phẩm nhất định được miễn thuế này.

  Các loại đồ uống có cồn không được phép sử dụng làm nguyên liệu hoặc phụ gia thực phẩm đồ uống. Việc nhập khẩu thịt lợn và các sản phẩm thịt lợn được phép nhưng có quy định rất nghiêm ngặt. Nhãn mác thực phẩm không được phép có hình ảnh hoặc công thức đồ ăn không được phép liệt kê thịt lợn hay đồ uống có cồn. Các loại đồ uống có cồn vẫn được bán trên thị trường UAE nhưng việc nhập khẩu bị hạn chế chặt chẽ, chỉ cho phép các nhà nhập khẩu được cấp phép được nhập khẩu rượu vang và các loại rượu mạnh từ các nơi trên thế giới.

  Giấy phép tốt cho sức khỏe để đảm bảo sản phẩm phù hợp cho tiêu dùng của con người do cơ quan có thẩm quyền về y tế của chính phủ nước xuất xứ cấp.

  Nguồn: Cục Xúc Tiến Thương Mại

SMARTEX

SME MARKET EXCHANGE (SMARTEX), an electronic platform set up under the umbrella of SMIDP is a dedicated portal to showcase the professional capabilities and business strengths of the Vietnamese export-oriented companies, especially the SMEs, disseminate latest information on market demand and supply position and serve as a modern powerful exchange for marketing their products and services globally.

Website: www.smartex.com.vn
Bạn đang ở: Home Thông tin thị trường Nghiên cứu thị trường Ngành hàng nổi bật VCCI Da nang's activities Thị trường thực phẩm đồ uống các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất (UAE)